Làn da trắng sáng, mịn màng nhờ chăm chỉ đắp mặt nạ từ loại quả này
Vị đại diện này cũng cho biết hoạt động tài trợ là một phần trong chiến dịch Bừng sáng Việt Nam (Light up Vietnam) do VPBank triển khai xuyên suốt từ đầu năm đến nay. Bắt đầu từ tuyên bố tái định vị thương hiệu “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, VPBank đã tổ chức một loạt các sự kiện với mong muốn thổi bùng tinh thần lạc quan về một tương lai rạng ngời hơn của người Việt. Các sự kiện bao gồm đại nhạc hội Light up Vietnam, chương trình Hòa sắc Thịnh vượng, và giải chạy marathon quốc tế VPBank Hanoi Marathon thu hút hơn 10.000 người tham gia.Lương tối thiểu, 3 điều cần biết
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
Phẫn nộ xe khách chạy ẩu, suýt chèn trúng xe máy đang dừng chờ đèn đỏ
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.
minh họa: Shutterstock
Người dân khổ vì nước bẩn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, coi đây là tài sản vô giá, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và chia sẻ niềm vui với người dân Việt Nam khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đã giành chức vô địch tại giải AFF vừa qua.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên đã rà soát hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực kể từ sau Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ hai nước đến nay, giải quyết dứt điểm được nhiều vấn đề tồn đọng và đề ra phương hướng hợp tác song phương trong năm 2025.Hai bên vui mừng khi quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển mạnh khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ước đạt 2,2 tỉ USD, vượt mốc 2 tỉ USD hai bên đã đề ra, phấn đấu nâng kim ngạch hai nước lên tới 5 tỉ USD trong thời gian tới; tiếp tục cùng hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; hợp tác văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ…Hoan nghênh kết quả Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị Việt Nam, đặc biệt là của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong triển khai các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác cấp cao với điểm nhấn là giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của nhiều dự án.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao Chính phủ hai nước, các ban, ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai nước theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Ông đề nghị các cơ quan ban, ngành của hai nước tập trung cao độ, triển khai tích cực các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất; đồng thời, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, nhất là kết nối tài chính, hạ tầng, giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch...